Điều cần tránh khi nhảy việc ở giới trẻ

Thay đổi nghề nghiệp trong khi không có kinh nghiệm hay trình độ thích hợp

Nếu bạn đang đứng trước ngã rẽ quan trọng này, hãy cân nhắc thật kỹ và tránh những sai lầm sau:

Thay đổi công việc mà không có kế hoạch

Đây là sai lầm lớn nhất khi “nhảy việc”. Ngay cả khi có chiến lược, bạn cũng phải mất tới vài tháng để thay đổi nghề nghiệp thành công. Do đó, nếu đột ngột bỏ việc trong khi chưa tìm được công việc mới, bạn sẽ trong tình trạng “bơ vơ” một thời gian dài.

Bạn cần lập một kế hoạch chi tiết mọi vấn đề, từ tài chính đến quá trình tìm việc hay học thêm ra sao. Như vậy, bạn sẽ tránh được thất nghiệp trong một thời gian và vội vàng nhận làm một công việc mình không mong muốn.

Thay đổi nghề nghiệp vì bạn cảm thấy ghét công việc hiện tại

Hãy dành một chút thời gian để xem xét lại: liệu bạn có thực sự chán ghét công việc đó hay chỉ vì bạn không ưa sếp, do bạn không có các kỹ năng cần thiết? Sau khi xác định rõ ràng lý do mình muốn “nhảy việc”, bạn có thể khắc phục được một số vướng mắc và tiếp tục công việc yêu thích của mình.

Thay đổi công việc vì tiền lương

Bạn nên thận trọng trước sức “quyến rũ” của những lời mời làm việc lương cao. Hãy nhắc nhở bản thân rằng: “tiền không mua được hạnh phúc”, rằng bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn với công việc mình yêu thích. Còn với công việc có mức lương hấp dẫn kia, bạn sẽ phải trả cho những chi phí liên quan tới sức khỏe và stress.

Thay đổi công việc vì sức ép bên ngoài

Đừng để bố mẹ hay những người khác làm ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp của bạn, nếu không bạn sẽ không thể làm tốt công việc như mong muốn, đồng thời gây ảnh hưởng tới mạng lưới quan hệ của bạn.

Thay đổi nghề nghiệp mà không tự đánh giá lại bản thân

Tự đánh giá bản thân là một bước quan trọng trong quá trình thay đổi công việc. Trước tiên, hãy đánh giá điểm mạnh, yếu, những cơ hội và thách thức của cá nhân. Sau đó lập một danh sách những kỹ năng bạn muốn đạt được dựa trên công việc, sở thích và tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Việc này giúp bạn hiểu rõ bản thân mình hơn, từ đó có thể tìm được công việc phù hợp nhất.

Thay đổi nghề nghiệp dựa trên thành công của người khác

Luôn so sánh bản thân với người khác là một điều tự nhiên trong cuộc sống. Nhưng điều đó không có nghĩa là khi thấy cô bạn thân hay anh hàng xóm thành công trong một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ “nhảy vào”. Hãy nhớ rằng rập khuôn theo người khác sẽ không mang lại thành công cho bạn.

Thay đổi nghề nghiệp trong khi không có kinh nghiệm hay trình độ thích hợp

Khi thay đổi công việc, bạn phải tìm cách lấp đầy lỗ hổng giữa công việc cũ và mới về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm. Ngoài những kỹ năng chung (như kỹ năng giao tiếp), bạn cần bổ sung các kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực mới bằng cách đi học thêm, đăng ký thực tập, đề nghị làm việc không lương…

Thay đổi công việc mà không cập nhập kỹ năng tìm việc mới

Những kỹ năng và công cụ tìm việc trước đây có thể không còn thích hợp ở thời điểm hiện tại. Bạn nên dành thời gian để cập nhập và áp dụng công nghệ mới trong việc viết sơ yếu lý lịch, kiểm soát mạng lưới quan hệ và kỹ năng trả lời phỏng vấn…

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *