Nguyên nhân khiến bạn làm việc chưa hết công suất?

Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải nhận thêm trách nhiệm, làm việc chăm chỉ hơn và tham gia vào những dự án mới.

Nguyên nhân chính của sự thiếu năng suất đến từ chính bản thân bạn. Bạn đặt ra những mục tiêu phi lý, suy nghĩ tiêu cực, lạc hướng trong mục tiêu dài hạn và nguồn cảm hứng. Những yếu tố bên trong như vậy có thể ảnh hưởng tới động lực làm việc và cản trợ sự phát triển nghề nghiệp.

Dưới đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm ảnh hưởng tới năng suất và một số lời khuyên để điều chỉnh:

Đặt mục tiêu mà không lập kế hoạch hành động cụ thể

Đặt mục tiêu ngắn và dài hạn là điều quan trọng nhưng như thế thôi là chưa đủ. Nếu bạn chỉ liệt kê các mục tiêu nghề nghiệp và dừng lại tại đó, động lực của bạn sẽ bị đẩy lùi với những yêu cầu và deadline hàng ngày. Năm tháng trôi qua và mục tiêu của bạn vẫn không đạt được.

Để tránh tình huống thiếu vui vẻ này, hãy thực tế hoá mục tiêu của bạn bằng một kế hoạch hành động cụ thể. Kế hoạch nên bao gồm những mục tiêu nhỏ và deadline ngắn hạn. Điều này giúp bạn theo nhịp và đảm bảo quá trình tiến triển.

Đặt mục tiêu quá cao hoặc quá thấp

Nếu bạn cảm thấy như đang chới với, không biết nên làm gì, đó có thể là do bạn hướng tới mục tiêu quá cao hoặc quá thấp. Khi lập mục tiêu không thực tế, bạn sẽ dễ cảm thấy chán nán và từ bỏ. Ngược lại, những mục tiêu quá đơn giản có thể khiến bạn thấy oải vì không có việc gì khác để làm nữa.

Để đặt ra một mục tiêu phù hợp, hãy đánh giá lại mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong hoàn cảnh hiện tại. Dù vạch ra điều mình muốn và sẽ làm trong 5 – 10 năm tới không phải chuyện đơn giản nhưng hãy bắt đầu từ hiện tại, bạn đã đạt được mục tiêu gì mình đề ra từ vài năm trước. Kết quả hiện tại sẽ xác định điều bạn muốn và có thể đạt được trong tương lai.

Mắc kẹt trong những suy nghĩ hạn chế

Bạn có thường xuyên có suy nghĩ: “Mình muốn… nhưng mình không thể” hay “Giá mà mình có thể…”? Những suy nghĩ như vậy đang kìm hãm, thậm chí kéo bạn lại vì bạn chỉ để ý tới những mặt hạn chế của mình.

Thay vào đó, hãy tập trung vào điểm mạnh của bạn, vào những điều bạn có thể thay đổi. Hãy nhìn lại cách mình đã làm để đi tới vị trí này trong sự nghiệp và xây dựng phương pháp nâng khả năng hiện tại lên tầm cao mới. Chẳng hạn, nếu có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn có thể tình nguyện dẫn dắt nhóm hay thuyết trình trước khách hàng – những việc bạn chưa từng làm trước đây.

Ngại thay đổi

Đôi khi nỗi sợ thất bại hoặc phạm sai lầm sẽ níu bạn lại phía sau. Bạn gắn bó với những điều quen thuộc và ngại thay đổi. Chiến lược này an toàn cho sự nghiệp nhưng tẻ nhạt. Nó làm lãng phí nguồn năng lượng và sức sáng tạo của bạn.

Hãy cố gắng thử sức mình với những thử thách chấp nhận được. Chẳng hạn, bạn có thể quyết định quyết tâm được thăng chức. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải nhận thêm trách nhiệm, làm việc chăm chỉ hơn và tham gia vào những dự án mới.

Đánh giá thấp khả năng của mình

Khiêm tốn là điều tốt nhưng khiêm tốn quá có thể dẫn tới tự ti. Lúc nào bạn cũng nghĩ mình chưa đủ tốt, đủ giỏi để có thể đề nghị sếp tăng lương hoặc thăng chức cho mình.

Hãy tránh điều này bằng cách hiểu chính xác năng lực của mình, về những thành tích đáng tự hào bạn từng đạt được. Chúng là hành trang để bạn tự tin cống hiến hết mình và làm việc năng suất hơn.

Những suy nghĩ, hành động trên có thể đã trở thành thói quen khó bỏ nhưng một khi bạn trải nghiệm thành công với cách suy nghĩ và hành động mới, bạn sẽ có động lực để tiếp tục làm hết khả năng của mình.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *